Giỏ hàng

Giải pháp bình ổn giá nông sản cho các hộ nông dân

Song song với sự phát triển của các chợ bán lẻ, siêu thị thì chợ đầu mối vẫn là nơi tiêu thụ sản phẩm chính cho nông dân. Tuy nhiên, hoạt động buôn bán, tiêu thụ tại các chợ vẫn xảy ra hiện trạng tiểu thương chưa chủ động được đầu vào, mặt khác nông dân (người sản xuất) lại chưa ổn định được đầu ra cho nông sản. Câu hỏi đặt ra, tại sao lại xảy ra hiện trạng đó và cách khắc phục là gì?

90% nông sản do thương lái điều tiết

Hiện tại, khu vực miền Bắc có khoảng 30 chợ đầu mối lớn nhỏ cùng chuỗi siêu thị và hàng nghìn cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm… thu hút lượng lớn nông dân và tiểu thương tham gia buôn bán. Tính riêng chợ đầu mối mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm tấn rau, củ, quả các loại.

Thực trạng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản

Một số HTX tổng hợp dịch vụ nông nghiệp cho biết, các xã đã quy hoạch được các vùng sản xuất rau, củ tập trung với diện tích lên đến hàng trăm ha và các xã viên cũng sản xuất theo quy trình an toàn , nhưng việc tiêu thụ sản phẩm đến nay vẫn gần như “bế tắc” và dựa chủ yếu vào các thương lái. Đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cũng cho hay, đang tồn tại 2 dạng tiêu thụ tại chợ đầu mối nông sản: nông dân mang sản phẩm ra chợ bán trực tiếp cho tiểu thương chỉ khoảng 10%, còn lại 90% do thương lái thu mua tại ruộng rồi đưa về chợ bán buôn cho các tiểu thương. Do đó, thương lái được coi là một chủ thể làm biến động giá cả và nguồn cung nông sản trên thị trường. Bên cạnh đó, nhiều thương lái còn ép bán sản phẩm an toàn với giá như nông sản thông thường, thậm chí nhiều mặt hàng Trung Quốc cũng được trà trộn bày bán với nông sản Việt, nhất là các loại rau, củ, quả trái vụ.

Giải pháp bình ổn giá nông sản cho hộ nông dân

Để tiểu thương có đầu vào, nông dân có đầu ra thì một điểm tập kết hàng hóa lớn bảm bảo khâu tiêu thụ là xây dựng chợ đầu mối vẫn là giải pháp hợp lý nhất hiện nay. Chợ đầu mối mới phải có các tiêu chí chú trọng về giá thành để người nông dân, người trực tiếp sản xuất có thể mang hàng ra chợ bán trực tiếp cho tiểu thương mà không hoặc giảm trung gian mua bán qua thương lái như trước đây. Đây cũng là giải pháp tăng khả năng bình ổn giá nông sản cho hộ nông dân.

Chính về thế, nhiều tiểu thương, thay vì chỉ ngồi một chỗ ở chợ chờ thương lái chở hàng tới bán nay họ bắt đầu bỏ vốn đầu tư trực tiếp xuống nhà vườn để có sản phẩm sạch, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vừa chủ động được nguồn hàng đầu vào để buôn bán, chia sẻ từ một số tiểu thương chợ đầu mối khu vực phía Nam  áp dụng mô hình liên kết mới.

Hình thức liên kết mới giữa nông dân – tiểu thương tại một số chợ

Hình thức liên kết mới này vẫn còn gặp nhiều hạn chế do tiểu thương và nhà vườn thường không kí kết hợp đồng bằng văn bản mà chỉ có thỏa thuận bằng miệng, nên tiểu thương dễ gặp rủi ro trong quá trình hợp tác. Song việc kết nối tiểu thương và nông dân theo hình thức này nên được nhân rộng và hợp thức hóa bằng các hợp đồng theo luật định.